Dịch vụ

Thiết kế

Thi công

Kết cấu móng nhà cấp 4 sẽ có sự khác biệt dựa trên loại móng được lựa chọn sử dụng và địa hình xây dựng. Bởi lẽ, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và độ vững chắc của toàn bộ công trình. Nếu bạn đang quan tâm thì hãy cùng Xây Dựng Good House tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung được chia sẻ sau đây nhé.

Kết cấu móng nhà cấp 4 theo từng loại giằng móng

Trong xây dựng, các loại móng chuyên dùng để xây nhà cấp 4 là móng bè, móng đơn, móng cọc và móng băng. Mỗi loại sẽ có kết cấu và tiêu chuẩn xây dựng khác nhau. Cụ thể:

Kết cấu móng bè khi xây nhà cấp 4

Loại móng này được dùng cho công trình có địa hình yếu, tính ổn định kém, thuộc khu vực ít người sinh sống. Cấu tạo của móng bè khi được ứng dụng trong công trình nhà ở cấp 4 như sau:

Cấu tạo

Kích thước

Lớp bê tông lót

100mm

Dầm móng

300x700mm

Giằng móng

200mm

Kết cấu móng cọc khi xây nhà cấp 4

Là loại móng thường được lựa chọn để xây nhà cấp 4. Móng cọc có thể ứng dụng trên nền đất yếu hoặc ổn định. Đặc biệt, đối với những địa hình ở gần biển hoặc nơi dễ sụt lún thì khi thi công chỉ cần bổ sung thêm một số cọc bê tông hoặc tre là có thể đảm bảo về tính chịu lực và độ chắc chắn của công trình. 

Những tiêu chuẩn về kết cấu móng cọc khi ứng dụng trong công trình nhà ở cấp 4 cần đảm bảo bao gồm:

  • Được cấu tạo từ cọc tre, cọc gỗ, cọc thép và cọc bê tông;
  • Phần đài cọc phải đảm bảo tính liên kết đối với các cọc;
  • Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc với nhau là 3D riêng đối với cọc xiên là 1.5D.

Kết cấu móng băng khi xây nhà cấp 4

Móng băng chỉ được dùng trong xây dựng nhà ở cấp 4 có nền đất ổn định, cách xa sông, biển, không tiếp xúc với mạch nước ngầm và ít bị sụt lún. Vật liệu thi công móng chủ yếu là bê tông, độ bền chắc cao, chịu lực tốt nhưng giá thành đắt hơn so với gạch.

Kết cấu móng băng được ứng dụng xây nhà cấp 4 như sau:

Cấu tạo

Kích thước

Bê tông lót

100mm

Bản móng phổ thông

(900-1200)x350mm

Dầm móng

300x(500-700)mm

Kết cấu móng đơn khi xây nhà cấp 4

Loại móng này chỉ được ứng dụng trong những công trình nhà ở cấp 4 được xây dựng trên nền đất chắc chắn và có tính ổn định cao. Trong trường hợp thi công trên nền đất yếu thì cần gia cố thêm bởi cọc tre, cừ tràm hoặc cọc bê tông để đảm bảo tính ổn định cho địa hình.

Giằng móng đơn có cấu tạo gồm bê tông, cốt thép và có dạng hình chữ nhật hoặc vuông. Kích thước móng sẽ được tính toán sao cho phù hợp với địa hình thi công và đảm bảo khả năng chống đỡ, hạn chế nguy cơ xảy ra những tình trạng sụt lún, lệch giữa các móng.

Loại móng này được ứng dụng phổ biến khi xây nhà cấp 4 vì có giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, nằm riêng lẻ với dạng hình trụ và có khả năng chịu lực tốt.

Kinh nghiệm thi công móng nhà cấp 4 

Những kinh nghiệm được Xây Dựng Good House tích lũy trong suốt thời gian thi công mà bạn nên tham khảo qua như sau:

Thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu, tính ổn định kém thì bạn nên cân nhắc về việc lựa chọn loại móng thi công và tham khảo qua ý kiến của nhà thầu thực hiện.

Bên cạnh đó, trước khi thi công cần kiểm tra độ dày của lớp đất bùn bên dưới để có phương án gia cố hợp lý. Cụ thể:

  • Nếu lớp đất yếu, độ dày nhỏ thì cần tiến hành gia cố bằng cọc tre, cọc cừ tràm,..;
  • Nếu lớp đất có độ dày quá lớn, nên sử dụng những loại cọc có chiều dài lớn để xử lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất ổn định

Việc thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất có tính ổn định cao, ít bị sụt lún thì chi phí rẻ hơn hẳn. Bởi lẽ, trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn các loại móng nông với độ sâu từ 0.5m - 1.5m. Phần lớp nền bên dưới rải đá 3x4, 4x6 hoặc đá hộc, còn ở trên sẽ lắp đà kiềng và tiến hành đổ móng theo tiêu chuẩn là được.

Thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu < 4m

Đối với việc thi công móng nhà ở nền đất yếu < 4m thì bạn sẽ tiến hành gia cố bởi các cọc tre, cọc cừ tràm,... và lựa chọn móng sâu để thi công. 

Khi tiến hành gia cố nền đất yếu, bạn nên lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín, sử dụng cọc có độ dài > 3.5m, đường kính khoảng 10cm và đóng với mật độ dày đặt, khoảng 25 - 30 cây/m2, tiếp đến sẽ phủ một lớp đá 4x6 để đảm bảo tính ổn định cho nền đất rồi mới tiến hành đổ móng.

XEM THÊM

Trên đây là những thông tin về kết cấu móng nhà cấp 4 được ứng dụng phổ biến mà bạn nên tham khảo qua. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy cùng Xây Dựng Good House chia sẻ rộng rãi để mọi người cùng biết đến nhé.

Bài viết khác

Cách Xây Nhà Cấp 4 Tiết Kiệm Nhất [BÍ QUYẾT TỪ A - Z]

Ngày đăng: 26/06/2023 10:08 PM

Xây Dựng Good House sẽ chia sẻ cách xây nhà cấp 4 tiết kiệm nhất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà ngay trong bài viết này.

Nhà đúc giả là gì? Ưu điểm nổi bật của mẫu nhà đúc giả

Ngày đăng: 26/06/2023 10:01 PM

Nhà đúc giả là gì? Hạng mục nhà ở này có gì đặc biệt? Trong bài viết này Xây Dựng Goods House sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Nhà lệch tầng là gì? Có nên xây nhà lệch tầng không?

Ngày đăng: 26/06/2023 09:56 PM

Nhà lệch tầng là gì? Ưu nhược điểm của mẫu nhà này như thế nào? Bài viết này Xây Dựng Goods House sẽ giải đáp chi tiết từ A - Z.

Nhà ống là gì? Phân loại nhà ống phổ biến 2023

Ngày đăng: 06/06/2023 12:00 AM

Nhà ống là gì? Hạng mục nhà ống có bao nhiêu loại? Chi tiết sẽ được Xây Dựng Good House chia sẻ chi tiết trong bài viết sau.

Nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế có bền hay không?

Ngày đăng: 05/06/2023 11:55 PM

Nhà tiền chế là gì? Nhà được phân theo mấy loại và hạng mục nhà ở kiểu này có bền không? Xây Dựng Good House sẽ khai thác chi tiết tại bài viết này.

Nhà mái Thái là gì? Cách thi công lợp nhà mái Thái

Ngày đăng: 03/06/2023 05:40 PM

Nhà mái Thái là gì? Khi lợp mái Thái cần phải thực hiện theo quy trình nào. Tìm hiểu bài viết của Xây Dựng Good House để biết thêm chi tiết.

Add: 175/111/24A Đường số 2, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Phone: 0967.876.952 - 0973.107.030
Email: goodhouse.2g@gmail.com

  • Đang online: 44
  • Tổng tháng: 662
  • Tổng truy cập: 165097