Xây nhà trọn gói Bình Dương
Ngày đăng: 25/10/2023 03:12 PM
Bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà ở và thắc mắc không biết móng cọc là gì? Đặc điểm của loại móng này như thế nào? Đừng quá lo lắng, bài viết sau đây của Xây Dựng Good House sẽ giúp bạn trả lời nhanh các câu hỏi này. Theo dõi nhé!
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, làm móng là giai đoạn tiến hành đầu tiên và đóng vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên sự vững chắc, kiên cố của một ngôi nhà.
Một trong những loại móng được ứng dụng phổ biến hiện nay là móng cọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khái niệm móng cọc là gì? Cấu tạo ra sao? Ưu điểm nhược điểm của móng này như thế nào? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Xây Dựng Good House chia sẻ trong nội dung sau.
Móng cọc là loại móng khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến bởi các kỹ sư xây dựng, thường được xây dựng trên nền đất yếu. Móng gồm đài móng và cọc, thực hiện gián tiếp nhiệm vụ truyền tải trọng lực từ công trình phía trên xuống các lớp đất dưới của móng.
Bạn có thể hiểu đơn giản móng cọc là gì như sau: Móng cọc là loại móng hình trụ dài, sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm đẩy xuống đất để ổn định cấu trúc đang ở phía trên móng. Thường loại móng này dược dùng cho các công trình có kết cấu lớn trên nền đất yếu, nhất là các nền đất thường bị sụt lún, sạt lở... cần có sự ổn định để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình.
Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là đài cọc và móng cọc.
Đài cọc là phần chuyên dùng để liên kết các cọc lại với nhau, có chức năng phân bố trọng tải của công trình lên các cọc, giúp công trình vững chãi hơn.
Cọc là phần có chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện hàng được thi công tại chỗ vào nền đất, nhằm ổn định kết cấu cơ sở hạ tầng, đảm bảo công trình an toàn không bị sụt lún hay nghiêng lệch. Hiện có các loại cọc như sau:
Hiện nay, móng cọc được chia thành 2 loại như sau:
Để hiểu rõ về móng cọc là gì? cùng Xây Dựng Good House tìm hiểu kỹ hơn về cách thiết kế móng cọc tiêu chuẩn, đảm bảo kỹ thuật nhất dưới đây.
Căn cứ vào địa hình, nền đất thi công xây dựng để lựa chọn loại cọc phù hợp. Cọc cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về kết cấu, khả năng chịu lực và chịu lún. Đặc biệt, bạn cần xem xét kỹ lưỡng kết cấu ngôi nhà, độ cứng, tải trọng và mối quan hệ giữa các tầng.
Mặc khác, bạn phải phân tích về kinh tế, kỹ thuật toàn diện với mọi phương án thiết kế, không nên nhìn về khả năng chịu lực và giá thành mà bỏ qua lợi ích kinh tế cho công trình.
Đối với móng cọc đài thấp, móng sẽ nằm thấp hơn so với mặt đất nên khi thi công cần tính toán:
Bên cạnh đó, bạn cần tính toán, kiểm tra phù hợp với các điều kiện sau:
Móng cọc nhà dân thường được dùng cho những công trình kẹp khe trên phố hay những công trình nhà thấp bình thường. Móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật dùng cho cho công trình nhà ở kẹp khe có nền đất yếu, tác dụng làm giảm xung đột gây sứt mẻ do hai nhà liền kề.
Hiện có 2 loại cọc bê tông phổ biến gồm:
Móng cọc cừ tràm thường được sử dụng rộng rãi trong miền Nam, loại cọc này được dùng cho nền đất yếu với diện tích nhỏ. Độ dài của cọc cừ tràm khoảng 3m đến 6m, mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1m2.
Xét về giá cả, cọc cừ tràm rẻ hơn nhiều so với cọc bê tông, dễ dàng thi công và vận chuyển, phù hợp với những công trình xây dựng vừa và nhỏ dưới 5 tầng.
XEM THÊM
- Móng Đơn Là Gì? Cấu Tạo & Quy Trình Thi Công Từ A - Z
- Móng Bè Là Gì? Cấu Tạo & Ưu Nhược Điểm Của Móng Bè
- Móng Băng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Ưu Nhược Điểm
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn nắm thêm về móng cọc là gì? Đặc điểm và cấu tạo của nó như thế nào? Nếu bạn đang có nhu cầu thi công móng cọc và cần được tư vấn kỹ hơn, nhanh tay liên hệ ngay với Xây Dựng Good House qua hotline 0967.876.952 hoặc 0932.610.091 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Ngày đăng: 25/10/2023 03:12 PM
Ngày đăng: 18/10/2023 10:51 AM
Ngày đăng: 18/10/2023 10:28 AM
Ngày đăng: 16/10/2023 11:20 PM
Ngày đăng: 16/10/2023 11:19 PM
Ngày đăng: 16/10/2023 11:19 PM