Dịch vụ

Thiết kế

Thi công

Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu về sàn không dầm thì đừng bỏ qua những nội dung dưới đây của Xây Dựng Good House nhé! Chúng tôi sẽ cho bạn biết được sàn không dầm là gì cũng như những ưu và nhược điểm của loại sàn này. Đừng vội bỏ qua!

Các công trình xây dựng hiện nay thường ưa chuộng một phương pháp thi công sàn có tên là sàn không dầm. Phương pháp này khi áp dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khác nhiều chi phí do không cần sử dụng đến các thanh dầm trong quá trình thi công. 

Nếu bạn muốn biết thêm những thông tin liên quan đến thi công sàn không dầm thì hãy theo dõi ngay những thông tin bên dưới đây của Xây Dựng Good House nhé!

Sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm (sàn phẳng không dầm) là loại sàn được thi công liên kết trực tiếp với các hệ cột trụ đỡ của một công trình xây dựng mà không sử dụng đến các thanh dầm ngang hay thanh dầm dọc.

Người ta sẽ sử dụng các hộp rỗng là từ nhựa tái chế hay các quả bóng để bố trí vào các vị trí mà bê tông không thể đan xen vào được. Việc bố trí này sẽ giúp sàn được giảm đi được tải trọng một cách đáng kể.

Kết cấu của sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của sàn phẳng không dầm gồm các thành phần sau:

  • Tấm lưới thép lưới cố dưới;
  • Hộp rỗng, bóng,… bằng xốp và nhựa;
  • Tấm thép lưới cố định trên;
  • Các móc thép cố định

Trong quá trình thi công sàn phẳng sẽ giúp bạn loại bỏ đi được một lượng bê tông không cần sử dụng đến vì vậy giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hệ sàn sẽ được đảm bảo tính an toàn vì các bề mặt sàn sẽ có thể liên kết tốt hơn nhờ vào sự bố trí thép khi thi công sàn không dầm.

Độ dày sàn không dầm trong thực tế

Mỗi công trình sẽ có những đặc điểm khác nhau nên về độ dày của sàn cũng sẽ không như nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của sàn có thể đến như:

  • Kích thước và khoảng cách các nhịp;
  • Tải trọng của công trình xây dựng;
  • Chiều cao của công trình.

Thông thường độ dày dầm có có kích thước là 180mm, 230mm, 280mm là kích thước độ dày cơ bản. Ngoài ra còn có các độ dày khác như 340mm, 390mm và 450mm.

Ưu điểm của sàn phẳng không dầm

So với sàn truyền thống thì sàn không dầm có những ưu điểm vượt trội là:

  • Giúp bạn tiết kiệm kiệm được nhiều thời gian và chi phí;
  • Chiều cao công trình sẽ được giảm đến mức tối thiểu do chiều cao của tầng được giảm;
  • Không cần quá nhiều nhân công trong quá trình thực hiện;
  • Tận dụng được tối đa diện tích đất do có thể tăng thêm số tầng sử dụng;
  • Công năng của công trình sẽ được khai thác một cách tối ưu do loại sàn này không hạn chế về vị trí xây tường ngăn;
  • Không gian kiến trúc sẽ được tăng đáng kể do diện tích thông thủy và chiều cao sử dụng được tăng;
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt ở mức cao;
  • Không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.

Nhược điểm của sàn không dầm

Đẩy nổi

  • Nguyên nhân: Trong quá trình đổ bê tông thì tình trạng tấm sàn bị nổi lên trên bề mặt thì được gọi là đẩy nổi. Khi cốp pha gỗ không được thi công đúng kỹ thuật thì sẽ làm xuất hiện hiện tượng này. Công trình sau khi thi công sẽ không đạt được chất lượng do đẩy nổi sẽ làm cho độ dày của sàn dày hơn so với bản thiết kế ban đầu.
  • Cách khắc phục: Cần quan sát và kiểm tra chất lượng của cốp pha để đảm bảo cốp pha đạt chất lượng tốt nhất.

Rỗ đáy

  • Nguyên nhân: khi thi công mà bỏ qua bước đầm hoặc thi công bước đầm một cách sơ sài sẽ làm xuất hiện rỗ đáy. Bạn có thể nhận biết thông qua sự xuất hiện của các hốp sau khi bạn tháo những tấm ván ra.
  • Cách khắc phục: bắt buộc thi công bước đầm đúng kỹ thuật và khi thi công nên chọn độ sụt của bê tông ở mức 16. 

Ứng dụng của sàn không dầm

Do có nhiều ưu điểm nổi trội nên hiện nay sàn không dầm được ứng dụng để thi công cho rất nhiều loại công trình. Các loại công trình đó là:

  • Công trình nhà phố;
  • Công trình nhà dân;
  • Công trình siêu thị lớn hay trung tâm thương mại;
  • Xây dựng trường học, bệnh viện,... 

Quy trình thi công sàn phẳng không dầm

Quy trình thi công sàn phẳng không dầm sẽ gồm 8 bước như sau:

  • Bước 1: Thi công cốp pha sàn dựa trên bản vẽ thiết kế;
  • Bước 2: Lắp đặt thép sàn tại lớp dưới;
  • Bước 3: Lắp đặt tấm S-VRO;
  • Bước 4: Lắp đặt thép sàn tại lớp trên;
  • Bước 5: Thi công chống nổi chống bềnh;
  • Bước 6: Thi công, lắp đặt hệ thống điện nước;
  • Bước 7: Đổ bê tông;
  • Bước 8: Thực hiện công tác bảo dưỡng bê tông.

>>>XEM THÊM: Lanh Tô Là Gì? 7+ Loại Lanh Tô Phổ Biến Hiện Nay

Như vậy chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến phương pháp thi công sàn không dầm. Hy vọng bài viết này của Xây Dựng Good House chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi chúng tôi để có thêm những thông tin hay khác nhé

Bài viết khác

Nghi thức làm phép khởi công xây nhà

Ngày đăng: 03/11/2023 08:28 PM

Tại sao phải thực hiện nghi thức làm phép khởi công xây nhà? Lễ vật và các bước thực hiện ra sao? Xây Dựng Good House sẽ giải đáp TẠI ĐÂY

Cách xem tuổi làm nhà

Ngày đăng: 03/11/2023 08:18 PM

Cách xem tuổi làm nhà theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác nhất, xem tuổi làm nhà theo phong thủy đơn giản, cách hóa giải tuổi kỵ

Xây nhà trọn gói tại Long An

Ngày đăng: 03/11/2023 08:05 PM

Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Long An uy tín, giá rẻ, triển khai nhanh chóng, chuyên nghiệp, cam kết chất lượng, bảo hành công trình dài hạn.

Xây nhà trọn gói tại Tây Ninh

Ngày đăng: 03/11/2023 05:15 PM

Công ty Xây Dựng Good House chuyên xây nhà trọn gói tại Tây Ninh uy tín, báo giá chi tiết, triển khai nhanh chóng, chuyên nghiệp, bảo hành dài hạn

Xây nhà trọn gói tại Vũng Tàu

Ngày đăng: 03/11/2023 05:03 PM

Xây Dựng Good House chuyên xây nhà trọn gói tại Vũng Tàu với giá tốt, triển khai nhanh chóng, đảm bảo an toàn, chất lượng, bảo hành dài hạn.

Xây nhà trọn gói tại Đồng Nai

Ngày đăng: 03/11/2023 04:52 PM

Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Đồng Nai giá rẻ, chất lượng cao, miễn phí tư vấn và khảo sát, báo giá tại đây.

Add: 175/111/24A Đường số 2, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Phone: 0967.876.952 - 0973.107.030
Email: goodhouse.2g@gmail.com

  • Đang online: 6
  • Tổng tháng: 578
  • Tổng truy cập: 165013