Nghi thức làm phép khởi công xây nhà
Ngày đăng: 03/11/2023 08:28 PM
Nhiều ngôi nhà hiện nay thường được xây thêm tầng tum, do đó khái niệm tầng tum ngày càng trở nên phổ biến. Vậy bạn đã biết tầng tum là gì chưa? Hãy cùng Xây Dựng Good House tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tầng tum là mẫu thiết kế khá phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tầng tum là gì và nắm rõ các quy định xây dựng tầng tum. Để hiểu hơn về những ứng dụng của tầng tum, hãy cùng Xây Dựng Good House tìm hiểu nhé!
Thuật ngữ tum, mái tum hay tầng tum được dùng để chỉ phần che chắn của cầu thang, tức là một phần tầng trên cùng của ngôi nhà. Người ta thường tận dụng không gian này để làm phòng thờ, phòng ngủ hay nhà kho, kết hợp cùng sân thượng, sân phơi..
Tầng tum thường được thiết kế nhỏ hơn tầng dưới, phụ thuộc vào cách bố trí của cầu thang ở tầng dưới mà tầng tum có thể được đặt ở cuối, giữa hoặc phía trước tầng. Ngoài việc che chắn cầu thang, tầng tum còn có vai trò chống nóng và giúp tiết kiệm chi phí , do đó ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Kiểu thiết kế nhà ở có tầng tum thường xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, dạng nhà phân lô, có diện tích nhỏ.
Khi xây nhà, người ta phải xây thêm tầng tum để làm gì? Dưới đây là một số chức năng phổ biến của tầng tum mà có thể bạn chưa biết:
Theo công văn số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 của Bộ Xây Dựng quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD. Theo Bộ xây dựng, tầng tum nếu có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, có chức năng làm tum thang, kỹ thuật thì không tính vào số tầng nhà của công trình.
Ví dụ:
Diện tích sàn mái là 90m2, nếu diện tích tầng tum nhỏ hơn 30% x 90m = 27m thì không tính là 1 tầng. Ngược lại, nếu lớn hơn 27m thì sẽ tính là 1 tầng.
Dựa vào đó, bạn có thể cân nhắc điều chỉnh thiết kế ngôi nhà cho phù hợp, bởi giấy phép xây dựng cho nhà 3 tầng 1 tum khác với nhà 4 tầng.
Để thuận lợi cho quá trình xây dựng, bạn cần tìm hiểu rõ quy định của Bộ Xây dựng về thiết kế, diện tích, chiều cao của tầng tum.
Cụ thể, thông tư 07/2019 của Bộ Xây Dựng quy định rõ, tầng tum không tính vào số tầng nhà ở nếu chỉ xây dựng theo kiểu lắp mái bao che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở. Bên cạnh đó, diện tích mái tum không chiếm quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tum không quá 3m. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho thông tư 03/2016 trước đó.
Khi tiến hành thiết kế tầng tum, bạn cần chú ý một số điều sau:
Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế tầng tum phổ biến, hiện đại, tiện nghi dưới đây để tìm ra phong cách phù hợp với gia đình nhất.
XEM THÊM
- Xây Nhà 700m2 Cần Bao Nhiêu Tiền? Giá Xây Trọn Gói A - Z
- Nên Xây Nhà Hướng Nào Tốt Nhất Theo Phong Thủy?
- Các Loại Mái Nhà Trong Xây Dựng Phổ Biến Thông Dụng
Qua những thông tin mà Xây Dựng Good House vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm tầng tum là gì và những chức năng của tầng tum, từ đó lựa chọn cho tổ ấm của mình một mẫu thiết kế phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ xây dựng và thiết kế nội thất, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0967 876 952 để được hỗ trợ tốt nhất.
Ngày đăng: 03/11/2023 08:28 PM
Ngày đăng: 03/11/2023 08:18 PM
Ngày đăng: 03/11/2023 08:05 PM
Ngày đăng: 03/11/2023 05:15 PM
Ngày đăng: 03/11/2023 05:03 PM
Ngày đăng: 03/11/2023 04:52 PM