Các Loại Mái Nhà Trong Xây Dựng Thông Dụng

Ngày đăng: 16/08/2023 10:45 PM

Bạn đang lên kế hoạch cho bản vẽ thiết kế nhà nhưng chưa chọn được kiểu mái nhà phù hợp? Vậy bạn đã biết được các loại mái nhà trong xây dựng chưa? Hãy cùng Xây Dựng Good House giải đáp thắc mắc này nhé!

Mái nhà là bộ phận quan trọng trong kết cấu của ngôi nhà. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, người ta còn quan tâm đến chi phí xây dựng và xu hướng thiết kế mái nhà phù hợp với điều kiện thời tiết nhằm đảm bảo an toàn cho tổ ấm của mình.

Vậy bạn đã biết được bao nhiêu kiểu thiết kế mái nhà? Kiểu thiết kế nào là thích hợp với bạn? Nếu còn đang băn khoăn, hãy để Xây Dựng Good House chia sẻ với bạn thông tin về các loại mái nhà trong xây dựng để dễ dàng tìm ra phương án phù hợp nhất nhé!

Phân loại mái nhà theo vật liệu

Có nhiều cách để phân loại mái nhà. Đối với cách chia theo vật liệu, có 6 loại mái nhà:

Mái ngói

mai ngoi

Đây thường là sự lựa chọn hàng đầu của các gia chủ khi thiết kế mái nhà. Ngoài việc tạo nên tính thẩm mỹ cho căn nhà, mái ngói có khả năng chống chịu tốt trước tình hình thời tiết khắc nghiệt với kết cấu chắc chắn và độ bền cao.

Hiện nay, việc sử dụng hệ thống vi kèo gồm xà gồ gỗ, sắt hộp và li tô để cố định giúp cho việc thi công lợp ngói trở nên dễ dàng hơn. Để thời gian sử dụng lâu hơn, các kĩ sư thường ưu tiên chọn thép mạ, không bị rỉ sét như loại thép hộp.

Sau khi lợp xong, bạn nên hạn chế đi lại trên mái nhà, tránh làm thấm dột và làm giảm tuổi thọ của mái. 

Mái bê tông dán ngói

mai be tong dan ngoi

Bên cạnh mái ngói, ngày nay loại mái bê tông dán ngói cũng được sử dụng rất nhiều trong các công trình kiến trúc nhờ tính năng chống ồn, chống thấm dột và chống nóng cao, thời gian sử dụng lâu dài, dễ dàng vệ sinh.

Phương pháp thi công mái bê tông dán ngói thường được áp dụng là đổ bê tông, đặt thép, ghép ván khuôn và dán ngói để cố định mái. 

Tuy nhiên,  loại mái này có nhược điểm là chống thấm khó khăn vì lớp ngói bên ngoài dính vào bê tông, khi nước ngấm vào bên trong rất khó để tìm ra vị trí chính xác.

Mái tôn

mai ton

Với ưu điểm về giá thành sản phẩm rẻ lại rất dễ tìm, mái tôn được ưa chuộng trong các kiểu thiết kế nhà cấp 4, nhà kho, xưởng.. Ngoài ra, do trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt, thời gian thực hiện thi công diễn ra cũng nhanh chóng hơn. Trung bình, các loại mái tôn có thể dùng được từ 20 - 35 năm. 

Bên cạnh đó, mái tôn cũng đảm bảo về mặt thẩm mỹ với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc cho người dùng chọn lựa. 

Mái kính

mai kinh

Mái kính được đánh giá là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các công trình kiến trúc hiện đại, mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng với tính thẩm mỹ cao. 

Hệ thống mái kính thường sử dụng kính an toàn hoặc kính cường lực, được đánh giá là khá bền với thời gian và khả năng chịu đựng các yếu tố thời tiết. Ngoài ra, khung mái có thể là khung nhôm, khung inox, khung sắt.. và được gia cố kỹ lưỡng bằng keo và các phụ kiện như spider để đảm bảo tính an toàn và độ bền cao cho mái. 

Mái kính có thể được lắp đặt ở những nơi khu vực có không gian rộng như mái sảnh chính của tòa nhà hoặc những nơi có diện tích nhỏ hơn như mái tum, mái giếng trời.. Tuy nhiên, nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, nguồn gió thoáng mát sẽ khiến không khí không điều hoà được, gây ra sự ngột ngạt, khó chịu. 

Mái lợp nhựa trong suốt

mai lop nhua trong suot

Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt có chi phí thấp, dễ dàng thi công nên thường được dùng trong các công trình như sân bóng, nhà kính trồng cây, trạm xe buýt..

Loại mái này thường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ, với nguyên liệu chính từ hạt nhựa Bayer của Đức cùng các hạt nhựa khác như poly sodium aromatic và thermoplastic. Đồng thời, các phụ gia và hóa chất khác cũng được sử dụng để đảm bảo sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có tuổi thọ kéo dài.

Tấm polycarbonate có độ trong suốt tương đương với kính nhưng lại có độ bền vượt trội (lớn hơn 200 lần so với kính) và nhẹ hơn một nửa trong lượng của kính. Ngoài ra, với các đặc tính chống nhiệt, cách điện, xuyên sáng tốt và thân thiện với môi trường (khả năng tự phân huỷ), khiến loại mái này được sử dụng rộng rãi và hứa hẹn sẽ các phổ biến hơn trong tương lại. 

Mái lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái được làm từ hỗn hợp nhôm nhựa trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Loại mái này thường được dùng rộng rãi trong các công trình tiện ích như khu resort ven biển, nhà máy bao bì, sản xuất nước đá.. nhờ ưu điểm thân thiện với môi trường. 

Bên cạnh đó, tấm lợp sinh thái còn có những đặc tính cách âm tốt, chống cháy nổ, cách nhiệt, chống oxi hóa bởi axit, ngăn ngừa tia UV,... và có độ bền lên đến 40 năm.

Phân loại mái nhà theo hình thức

Về mặt hình thức, mái nhà được chia thành ba nhóm.

Mái dốc

mai doc

Mái dốc, hay còn được biết là mái thái, là một trong những kiểu thiết kế được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiểu mái này thường xuất hiện nhiều trong các kiến trúc nhà cấp 4, nhà mái ngói 3 gian, biệt thự, nhà phố.

Phần mái của ngôi nhà được thiết kế với một cấu trúc đặc biệt, nổi lên từ thân nhà với khoảng cách khoảng 60cm đến 150cm và tạo nên một góc độ theo phương ngang. Điều này không chỉ tăng khả năng thoát nước, thoát nhiệt và chống dột một cách hiệu quả, mà còn tạo nên một diện mạo đẹp và sang trọng cho ngôi nhà.

Mái bằng

mai bang

Mang đến vẻ đẹp hiện đại, tinh tế và sang trọng, mái bằng hiện nay rất phổ biến trong các công trình biệt thự, nhà ống hay nhà phố hoặc các công trình cao cấp. 

Với chất liệu chủ yếu là bê tông, mái bằng có độ bền cao và khả năng chống chịu tốt, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết. 

Loại mái này thường được các kiến trúc sư sử dụng để làm nổi bật kiến trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng không gian này để làm sân thượng, trồng cây cảnh hoặc làm nơi thư giãn cho các thành viên trong gia đình. 

Mái lệch

mai lech

Mái lệch là một trong những loại mái mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, thường được sử dụng trong các dự án nhà chữ L, nhà mặt tiền, biệt thự..

Về cấu trúc cơ bản, xây dựng mái lệch giống với đổ mái bằng. Tuy nhiên, sự khác biệt về độ dốc và chênh lệch giữa hai phần mái tạo thành một hiệu ứng lệch tầng độc đáo và thu hút. Với mặt cắt không đối xứng, mái lệch tạo điểm nhấn nổi bật trong kiến trúc, mang lại không gian sống độc đáo và phong cách cho chủ nhà.

Phân loại mái nhà theo kết cấu

Về mặt kết cấu, mái nhà được phân loại thành ba nhóm. 

Mái bê tông cốt thép

mai be tong cot thep

Trong các công trình nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà có kiểu mái dốc (mái thái), người ta thường sử dụng mái bê tông cốt thép. Loại mái này có thể được thi công hoàn toàn bằng khối bê tông, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. 

Mái bê tông phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chống thấm nước, cách nhiệt và khả năng chịu đựng mưa bão mạnh. Tuỳ thuộc vào diện tích mái và kiểu dáng mà các kiến trúc sư sẽ tính toán kĩ lưỡng khối lượng thép và nguyên vật liệu phù hợp.

Mái khung (giàn) phẳng từ tre - gỗ - thép

Với ưu điểm đem lại cảm giác mát mẻ và tạo nên tính độc đáo, thẩm mỹ cao cho kiến trúc, mái khung phẳng thường được sử dụng trong các khu nghỉ dưỡng hay du lịch sinh thái. Vật liệu phổ biến cho loại mái này là tre, gỗ, thép có trọng lượng nhẹ, giúp quá trình thi công được thực hiện dễ dàng. 

Do khả năng chống chịu thấp và không đáp ứng được điều kiện về tải trọng, mái khung phẳng ít được dùng trong các công trình nhà ở. 

Mái giàn thép không gian

Nhờ khả năng chịu lực tốt theo nhiều chiều không gian, mái giàn thép không gian khá phổ biến ở những hạng mục công trình lớn như sân bay, sân vận động..

Ngoài ra, loại mái này còn được biết đến nhờ sự ưu việt về kết cấu khi được xây dựng bằng các thanh thép chống cháy, chịu lực và chịu tác động từ môi trường bên ngoài tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

XEM THÊM

 

Qua những thông tin mà Xây Dựng Good House vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm được tổng quan các loại mái nhà trong xây dựng, phổ biến tại Việt Nam và tìm ra cho mình mẫu thiết kế phù hợp. Đừng quên chia sẻ với người thân, bạn bè nếu cảm thấy hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ xây dựng và thiết kế nội thất, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0967 876 952 để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Bản đồ
Zalo
Hotline